Trong thời đại số, với sự phát triển chóng mặt của khoa học và công nghệ kỹ thuật, dữ liệu đang dần trở thành biến số thay đổi cách làm kinh doanh của mỗi công ty. Để thấu hiểu khách hàng, nắm bắt các cơ hội kinh doanh, kiểm soát mọi hoạt động một cách hiệu quả thì việc định hướng khai thác dữ liệu trong tất cả các quy trình, bộ phận chức năng của công ty là vô cùng cần thiết.
Và từ đó, thuật ngữ data-driven cùng các data-driven enterprise (tổ chức theo định hướng dữ liệu) đã ra đời. Trong bài viết dưới đây, Base sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu về những thuật ngữ này, cũng như sẵn sàng đưa ra những chỉ dẫn cơ bản để giúp bạn khai thác được sức mạnh vô tiền khoáng hậu của dữ liệu trong thời đại mới.
Data-driven là gì? Thế nào là một doanh nghiệp data-driven? Và tại sao các doanh nghiệp lại đang dần chuyển mình theo hướng đi này?
Theo Techopedia, Data-driven là một tính từ được sử dụng để chỉ một quá trình hoặc hoạt động được thúc đẩy bởi dữ liệu, trái ngược với việc được điều khiển bởi trực giác hoặc kinh nghiệm cá nhân. Nói cách khác, thuật ngữ này ám chỉ các quyết định được đưa ra với bằng chứng thực nghiệm cụ thể và không dựa trên các suy đoán hoặc suy luận nhất thời không có lý do hợp lý. Trong hoạt động thực tiễn, data-driven đang được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, nhưng phổ biến nhất trong lĩnh vực công nghệ và kinh doanh .
Dựa trên định nghĩ trên, ta có thể hiểu Công ty định hướng dữ liệu - Data-driven enterprise là công ty mà ở đó những quyết định kinh doanh, chiến lược hay mô hình kinh doanh mới được tạo ra dựa trên các kết quả thu được là những thông tin hữu ích từ quá trình khai thác, phân tích nguồn dữ liệu đáng tin cậy, có chất lượng tốt. Nói một cách đơn giản hơn, bất kể doanh nghiệp, công ty nào sử dụng phân tích dữ liệu đến đi đến quyết định thì đều được gọi là định hướng theo dữ liệu.
Trong kỷ nguyên hiện tại, một công ty định hướng dữ liệu có khả năng theo dõi, phát hiện, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng vì họ có ưu thế trong việc nắm bắt các thông tin từ môi trường và thị trường nhanh chóng. Điều này giúp công ty trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh nhờ vào sự thích ứng với dòng chảy thay đổi không ngừng của xu hướng tiêu dùng, nhu cầu của khách hàng.
Cụ thể hơn, khi doanh nghiệp đã đạt chuẩn là tổ chức làm việc theo định hướng dữ liệu, họ có thể nhận được những lợi ích siêu việt như:
Tăng hiệu suất làm việc cho nhân viên
Cải thiện chất lượng sản phẩm , dịch vụ tăng sự thỏa mãn cho khách hàng
Gia tăng doanh số , lợi nhuận cho các sản phẩm , dịch vụ hiện tại
Tăng sự hài lòng và tỷ lệ giữ chân khách hàng
Thu hút khách hàng, mở rộng nhiều phân khúc khách hàng khác
Tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới
Để minh chứng cho điều này, báo cáo của McKinsey Global Institute đã đưa ra những con số vô cùng thuyết phục: các doanh nghiệp định hướng dữ liệu có khả năng thu hút khách hàng cao gấp 23 lần; khả năng xây dựng đội ngũ người dùng trung thành cao gấp 6 lần; và khả năng sinh lợi cao gấp 19 lần.
Nguồn: sưu tầm Internet.